Lâu đài Heidelberg là một lâu đài rộng lớn có phần hoang phế tại Heidelberg-Đức. Các di tích lâu đài với thiết kế kiến trúc Phục hưng của dãy núi Alps. Lâu đài được trùng tu một phần từ sự hoang tàn phá hủy của nó trong 2 thế kỷ. Lâu đài nằm ở độ cao 80 mét trên phần phía bắc của đồi Konigstuhl. Từ đây có thể quan sát các điểm quan trọng của trung tâm thành phố cũ.
Lâu đài được xây dựng dười thời của bá tước Ruprecht, lâu đài đầu tiên được xây dựng vào khoảng năm 1214. Sau đó mở rộng thêm năm 1294. năm 1537 một tia sét đã phá hủy một phần lâu đài này. Kiến trúc hiện nay của lâu đài đã được xây dựng, mở rộng năm 1650, sau đó tiếp tục bị phá hủy do chiến tranh. Lần đầu năm 1689 và lần hai năm 1693 đều bị quân đội Pháp phá hủy. Năm 1764 một tia sét gây ra đám cháy đã thiêu hủy một phần sau này đã trùng tu lại.

Điểm tham quan bên trong lâu đài không thể bỏ qua bao gồm những khu vườn, bảo tàng dược học, hầm rượu và sân mái cao lâu đài. Lâu đài Heidelberg được xây dựng bằng sa thạch đỏ là một trong những lâu đài đổ nát ngoạn mục nhất nước Đức.

Lâu đài Heidelberg, Đức

Cách đi lên lâu đài:

Từ quảng trường Kornmarkt trong khu phố cổ có thể lên lâu đài bằng tàu hỏa, từ một trạm trung gian trên tuyến đường sắt có dây kéo. Từ trạm Heidelberger Bergbahn đến Kornmarkt Heidelberg. Sau đó lên đỉnh của núi Konigstuhl. Bạn cũng có thể đi bộ theo 2 con đường Burgweg hoặc Neue Schlosstrabe quanh co khúc khuỷu.

Thời gian nào di du lịch Heidelberg là đẹp nhất:

Khoản thời gian đẹp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là quãng thời gian thời tiết ấm áp nhiệt độ trung bình từ 16oC đến 25oC. Đây là mùa cao điểm du lịch Heidelberg nên nếu bạn có ý định đi thì phải book khách sạn sớm. Bạn cũng có thể đi từ trung tuần tháng 4 đến tháng 6 thời gian này thời tiết hơi se lạnh khí hậu mát mẻ cảnh vật rất đẹp.

Cổng vào lâu đài

Lâu đài Heidelberg, Đức

Vừa vào cổng chúng ta sẽ nhìn thấy khu phế tích của lâu đài đầu tiên. Không hiểu sao khu này không được trùng tu mà giữ nguyên hiện trạng. Những bức tường gạch đổ ngang. Rong rêu mọc xanh mướt trên từng phiến gạch. Một góc của khu phế tích là bức tường với những ô vuông cao cao, trông như những ô cửa sổ trời.
Lâu đài Heidelberg, Đức

Lâu đài Heidelberg, Đức

Bức tường đổ với những ô cửa sổ trời (ảnh Blog naotadi)

Ấn tượng ban đầu là khu lâu đài này chỉ là phế tích cũ, nhưng khi đi vào bên trong mới nhìn thấy hết cảnh rộng lớn và kiến trúc tuyệt đẹp của các toà nhà còn lại. Bước vào sân trong có thể nhận thấy rõ thời kỳ xây dựng khác nhau: Bên trái là các di tích còn lại của thành quách mang phong cách từ thể kỷ 15, 16. Từ thế kỷ 16 lâu đài biến đổi thành một nơi ở hào nhoáng của các lãnh chúa. Dãy nhà bên phải Ottheinrichsbau và dãy nhà Friedrichsbau trước mặt là những thành tựu nổi tiếng nhất thời kỳ kiến trúc Phục Hưng Đức. Toà nhà Frederick cao lớn với 2 bức tượng bằng đá ngay cổng, một bức là Vua Frederick V và bức còn lại là Vua Louis V, và tấm bảng khắc chữ ghi lại tên người cho xây dựng và năm xây dựng toà nhà.

Lâu đài Heidelberg, Đức Lâu đài Heidelberg, Đức

Lâu đài Heidelberg, Đức
Toà nhà Frederick và bức tượng vua Frederick V (ảnh Blog naotai)

Thùng rượu vang cổ khổng lồ

Lâu đài Heidelberg, Đức
Kế đến là hầm rượu có thùng rượu cổ rất to. Trong gian hầm là thùng rượu vang có sức chứa hơn 220.000 lít có ống dẫn trực tiếp đến phòng dùng để tổ chức lễ hội. Đứng cạnh “Thùng Rượu Lớn” này là bức tượng gỗ của anh hề trong cung đình có tửu lượng cao nổi tiếng Perkeo. Bên ngoài hầm rượu là một khu nghỉ chân với quầy bar bán rượu vang do các vườn nho địa phương sản xuất.

Lâu đài Heidelberg, Đức
Khu vực nghỉ chân thưởng thức rượu (ảnh Blog internet)

Bảo tàng Dược học Đức

Sau khi thăm quan hầm rượu, mình ghé tham quan Bảo Tàng Dược Học Đức. Bước vào bên trong mình có cảm giác như lạc vào một thế giới của phù thuỷ, nhưng không phải cảm giác ghê sợ mà là cảm giác huyền bí. Bảo tàng trưng bày các loại dược liệu và dụng cụ thô sơ để bào chế thuốc. Các ghi chú đều bằng tiếng Đức và mình hoàn toàn mù tịt với tên dược liệu. Tuy nhiên mình rất thích ngắm những dụng cụ bào chế xưa, nhất là các loại bình gốm sứ màu sắc thanh nhã, chạm khắc tinh xảo và nước men bóng mượt dù đã trãi qua nhiều năm tháng.

Lâu đài Heidelberg, ĐứcLâu đài Heidelberg, Đức

Kệ trưng bày dược liệu & bình chứa thuốc

Một điểm nữa không thể bỏ qua đó là “sân thượng” của toà nhà để ngắm cây cầu Heidelberg cổ. Nhớ đừng bỏ quên nhé, nếu không bạn sẽ tiếc hùi hụi. Trên sân thượng có rất nhiều điểm trống, tha hồ chụp cảnh và selfie. Bạn sẽ lấy được trọn vẹn cầu cổ và bờ sông bên kia phố cổ. Panorama view luôn nhé. Không khí se lạnh, gió thổi mơn man. Không có gì hơn, chỉ có 2 chữ “tuyệt vời”!
Lâu đài Heidelberg, Đức
Mình không đi xe lửa leo núi mà men theo con dốc nhỏ để xuống phố cổ. À, con dốc này đưa bạn xuống thẳng trung tâm phố cổ nhé, và ngay chân dốc là một khu uống bia tập thể với sân khấu nhạc sống sôi động, xuống dốc là có nơi giải khát ngay. Chỉ riêng con dốc này thôi cũng mất của mình 45 phút chỉ vì cảnh quang xung quanh quá đẹp. Dọc theo con dốc còn có những ngôi biệt thự cổ tuyệt đẹp.

Lâu đài Heidelberg, Đức
Con dốc từ lâu đài xuống phổ cổ (ảnh Blog naotadi)

Travelworld tổng hợp từ internet và Theo https://naotadi.wordpress.com/2018/09/02/mua-thu-nuoc-duc-lau-dai-heidelberg/ https://samgoshare.com/lau-dai-heidelberg-mot-tinh-yeu-hoang-phe/