Nằm trong một quần thể du lịch nổi tiếng bậc nhất tại Campuchia, ẩn mình bên trong Cung điện hoàng gia Campuchia chính là một ngôi chùa có truyền thống lâu đời. Chùa Bạc vốn từ lâu là một địa danh du lịch nổi tiếng, nó nằm về phía bên trái của cung điện theo cổng dành riêng cho du khách.
Nằm về phía trái hoàng cung trong quần thể kiến trúc cung điện Hoàng gia Campuchia, Wat Preah Keo Morakat là một ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất Campuchia không chỉ về mặt kiến trúc mà còn cả về nghệ thuật, quen được biết đến với tên gọi “Chùa Bạc Chùa Vàng” hay chùa “Phật ngọc lục bảo”. Do đây là nơi nhà vua tổ chức Thọ Bát Quan Trai Giới hay hoàng tộc và những quan viên triều thần tổ chức các nghi lễ Phật giáo nên chùa không có nhà sư tu trì.
Chùa Bạc hay Chùa Phật ngọc lục bảo, là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc vì ngôi chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g.
Chùa nổi tiếng này còn có tên gọi khác nữa đó chính là chùa Vàng, đó là vì nơi đây sở hữu một pho tượng Phật Di Lặc tạc bằng vàng ròng nặng 90kg và có gắn 9584 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. . Ngoài ra, chùa còn có một pho tượng Phật ngồi làm bằng ngọc xanh nên nó còn có tên gọi là Chùa Phật ngọc lục bảo.
Bao quanh ngôi chùa là bốn bức tường được bố trí như dãy hồi lang có mái che với tổng chiều dài 642m, trên đó là những bức tranh liên hoàn mô tả nội dung sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ (Reamker). Tranh có chiều cao 3m, được vẽ trong những năm 1903 – 1904 do một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo trực tiếp của họa sỹ Vichitre Chea và kiến trúc sư Oknha Tep Nimit Thneak. Đáng tiếc là qua thời gian với sự nghiệt ngả của thiên nhiên, một phần của bộ tranh đã bị hư hỏng. Những hồi lang này từng được sử dụng làm chỗ học kinh điển của các nhà sư trước khi trường dạy Pāli được mở vào năm 1930.
Nội điện chùa không có cột, ngay giữa điện là ngôi tháp chính, trên tòa tháp yên vị bức Phật ngọc lục bảo. Phía trước tháp là tượng Phật Maitreya bằng vàng ròng được đặt trong tủ kính. Phía sau tháp đặt ngai vàng – một chiếc kiệu được phủ và trang trí bằng 23kg vàng, có hai cáng dọc bên dưới để 8 người có thể khiêng. Trong dịp đăng quang, nhà vua sẽ ngự tọa và diễu hành từ trên chiếc kiệu này. Tại đây còn có bức tượng Phật xá lị được yên vị trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc cùng vô số tượng Phật đủ kích cỡ bằng vàng, bạc, đồng, gỗ qúy, ngà voi…
Trong khuôn viên chùa, ngoài ngôi chính điện ở vị trí trung tâm, bên cạnh còn có một thư viện nhỏ lưu trữ tam tạng kinh điển Pāli; tòa nhà Dhammasalas dành cho chư tăng tụng kinh trong dịp lễ Phật hay để hoàng gia tiếp khách; đồi nhân tạo nhỏ Mondop tượng trưng cho núi Kailassa, trên đỉnh có ngọn tháp là gian thờ, nơi có chứa đựng một dấu chân của Đức Phật và 108 tượng nhỏ, diễn tả 108 kiếp trước khi Đức Phật chứng quả; ngôi nhà Keong Preah Bat là nơi chứa dấu chân của 4 vị Phật và Phật Di Lặc; Tháp chuông ở góc phía sau và mô hình Angkor Wat là di tích của nền văn hóa văn minh Khmer.
Cũng trong khuôn viên chùa, phía trước chính điện có nhà tôn tượng vua Norodom trong tư thế cưỡi ngựa nhìn thẳng về phía trước. Đây là tác phẩm được các nghệ nhân Pháp tạc năm 1875 tại Paris, do vua Napoleon III tặng và được đặt trong khuôn viên chùa từ năm 1892. Trước nhà tôn tượng, hai bên là hai tháp mộ của vua Ang Duong (1845 – 1860) và vua Norodom (1834 – 1904) đều được xây dựng năm 1908. Phía sau chính điện là hai tháp mộ của vua Norodom Suramarit và hoàng hậu Kossomak Nearireath được xây dựng năm 1955 – 1960, là thân phụ và thân mẫu của vua Sihanouk và là ông, bà nội của quốc vương Sihamoni hiện nay. Bên hông chính điện còn có tháp mộ của công chúa Kantha Bopha (con gái của vua Sihanouk, mất năm 1952 khi mới 4 tuổi do bệnh bạch hầu), được xây dựng năm 1960.
Là một ngôi chùa hoàng gia, Chùa Vàng Chùa Bạc rõ ràng có chức năng tàng trữ các bảo vật tôn giáo hơn là thờ tự. Nơi đây lưu giữ hơn 1.050 tượng Phật và báu vật bằng vàng, bạc, đồng cùng những vật liệu có giá trị do nhà vua, thái hậu Kossomak Nearyreath, các dòng họ qúy tộc hoàng gia cung hiến, được xem như quốc bảo của vương quốc Campuchia. Năm 1985 – 1987, chùa được tổng trùng tu, đặc biệt tu bổ các bức tranh tường Reamker.
Chùa Bạc là nơi các vị vua, hoàng hậu và hoàng gia tham dự để cầu nguyện. Họ đến đây chủ yếu để cầu nguyện cho hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng, giữ gìn truyền thống văn hóa cho các thế hệ tương lai của đất nước. Nhà vua và các quan chức triều đình tự tổ chức các nghi lễ Phật để chùa không có nhà sư nào bên trong. Ngoài ra, đây cũng là nơi nhà vua lắng nghe các nhà sư đến và thuyết giảng cũng như tổ chức các nghi lễ long trọng. Do đó, khi đến chùa, du khách phải chú ý ăn mặc đúng cách, không mặc áo phông, quần short hay chụp ảnh, lộng lẫy.
Theo http://kyluc.vn/tin-tuc/de-xuat-ky-luc/indochinakings-de-xuat-ky-luc-p-11-wat-preah-keo-morokat-campuchia-chua-lat-gach-bac-duy-nhat-tai-dong-duong
Nhận xét